Được và mất gì khi mua iPhone chính hãng và iPhone xách tay?
Taka Trần
Th 4 06/11/2019
iPhone "xách tay" thực tế là gì? Nếu mua iPhone "xách tay" thì người tiêu dùng được lợi ở điểm nào, mất ở điểm nào?
Mặc dù khái niệm iPhone "xách tay" đã tồn tại được nhiều năm, song không ít người tiêu dùng Việt đã có những nhầm lẫn về khái niệm xuất xứ của hai loại hình sản phẩm này. Với mức giá thường thấp hơn hàng chính hãng từ vài triệu đồng, có người thậm chí nghĩ rằng iPhone "xách tay" là iPhone không phải do Apple sản xuất, mà đến từ một đơn vị thứ ba, nên giá mới rẻ như vậy. Thực hư ra sao?
iPhone "xách tay" và iPhone chính hãng đều do Apple sản xuất
Trên thực tế iPhone "xách tay" hay iPhone chính hãng đều là những chiếc iPhone được sản xuất bởi Apple, nhưng phân phối tại các thị trường khác nhau.
Nếu như iPhone chính hãng Việt Nam là mặt hàng được Apple phân phối tại hệ thống các cửa hàng chính hãng, chuỗi bán lẻ do Apple trực tiếp mang đến, thì iPhone "xách tay" là iPhone được các thương gia người Việt mua từ cửa hàng nước ngoài, sau đó cầm về Việt Nam để bán cho người tiêu dùng.
Tất cả các sản phẩm iPhone nhập khẩu hoặc chính hãng đều được bảo hành 12 tháng tại Hoàng Phát
Khái niệm "xách tay" cũng từ đó mà ra đời, khi những chiếc iPhone này về cơ bản là giống hệt với hàng chính hãng được bán tại Việt Nam. Tuy nhiên, do được đưa về từ thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Singapore,... nên mỗi bản iPhone lại có một chút thay đổi, đặc trưng theo quy định của từng quốc gia.
Thí dụ như trên iPhone gốc Nhật, người dùng sẽ không thể tắt âm máy ảnh khi chụp, do luật pháp nước này đề ra để hạn chế nạn chụp trộm ngoài công cộng. Các phiên bản iPhone cũng có thể khác nhau đôi chút ở màn hình hiển thị, có loại sáng hơn, có loại ám vàng, ám xanh,... tùy theo từng điều kiện thời tiết.
Cùng có xuất xứ nước ngoài, song mỗi bản iPhone "xách tay" lại có những mức giá khác nhau. Cụ thể như iPhone 11 và 11 Pro từ Mỹ hiện có giá cao hơn bản từ Hong Kong từ 1,5 - 2,5 triệu đồng tuỳ phiên bản màu và bộ nhớ khác nhau.
iPhone Nhập khẩu Hongkong (Za/a) được lựa chọn nhiều nhất vì sử dụng được 2 SIM vật lý & không sợ bị lock lại như hàng Mỹ (LL/a) nếu như Apple thay đổi Policy
Điều này hoàn toàn phụ thuộc tâm lý người tiêu dùng Việt vốn chuộng hàng Mỹ, và không thực sự tin tưởng hàng xuất xứ từ Trung Quốc (Hong Kong), hay một số nước trong khu vực, chứ chưa có nghiên cứu nào khẳng định iPhone đến từ Mỹ tốt hơn các thị trường khác.
Để phân biệt nguồn gốc iPhone, người dùng có thể xem trong mục thông tin sản phẩm, hoặc dễ nhất là nhìn ở phần mã ở mặt lưng. iPhone 11 bản chính hãng phân phối tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ có mã VN/A, còn iPhone từ Mỹ, Hong Kong, Singapore lần lượt có ký hiệu LL/A, ZA/A, ZP/A,...
iPhone "xách tay" hơn gì, thua gì so với hàng chính hãng
Điểm hơn đầu tiên của iPhone "xách tay" so với hàng chính hãng bán tại Việt Nam đó là mức giá, khi luôn thấp hơn khoảng từ 3-5 triệu đồng tùy theo từng phiên bản khác nhau. Lý do không phải vì iPhone "xách tay" là hàng "rởm", kém chất lượng, mà bởi mặt hàng này không phải chịu quá nhiều chi phí thuế như iPhone chính hãng sau khi được bày bán tại Việt Nam, nên giá rẻ hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Những người chọn mua iPhone "xách tay" cũng sẽ được sở hữu máy sớm, khoảng từ hơn một tháng trước khi mở bán tại Việt Nam, do Việt Nam không phải là thị trường ưu tiên của Apple, nên mở bán muộn.
Tuy nhiên, những chiếc iPhone "xách tay" khó có thể bì kịp hàng chính hãng về mặt hậu mãi, cũng như bảo hành, đến từ việc những máy bán ra tại Việt Nam luôn đi kèm gói bảo hành riêng và được hỗ trợ nhiệt tình từ các đại lý, giúp cho người mua nếu chẳng may gặp sự cố sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
Bên cạnh đó theo quy định mới của trung tâm uỷ quyền Apple tại Việt Nam từ hồi tháng 7/2019, sẽ không nhận bảo hành cho các thiết bị như iPhone, iPad, MacBook,... mà không có hoá đơn mua hàng. Do đó, nguồn hàng iPhone "xách tay" cũng bị hạn chế bớt do người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến vấn đề có đi kèm hóa đơn đỏ (bill) theo mỗi sản phẩm hay không.
Nhìn chung iPhone chính hãng phát mã VN/A vẫn phù hợp với phần đông người tiêu dùng Việt Nam, hoặc những người muốn "ăn chắc mặc bền", cũng như tối ưu hoá ưu đãi từ đơn vị phát hành trong suốt thời gian phân phối sản phẩm